I. Khái niệm
1. Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo định kỳ và thay đổi theo từng mốc thời gian cố định, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận về mức điều chỉnh và thời gian điều chỉnh định kỳ. Lãi suất thả nổi được điều chỉnh dựa vào lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát.
Ví dụ:
Anh A vay thế chấp ngân hàng với số tiền là 30 triệu đồng trong thời gian 2 năm:
6 tháng đầu thì mức lãi suất là 0.75%/ tháng
Sau đó, từ tháng thứ 7 lãi suất tăng lên 1%/ tháng.
Như vậy:
Số tiền lãi hàng tháng mà anh A phải trả trong 6 tháng đầu = 30.000.000 * 0,75% = 225.000 VND
Số tiền lãi hàng tháng mà anh A phải đóng từ tháng thứ 7 = 30.000.000 * 1% = 300.000 VND
2. Dư nợ gốc và dư nợ giảm dần
Dư nợ gốc là gì?
Dư nợ gốc là tổng số tiền vay vốn ban đầu khách hàng vay từ tổ chức tín dụng.
Ví dụ:
Giả sử bạn vay vốn ngân hàng 50 triệu đồng với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Nếu tính theo dư nợ gốc thì hàng tháng tiền lãi bạn phải trả trong suốt 12 tháng được tính trên số tiền vay gốc là 50 triệu đồng. Số tiền hàng tháng bạn phải trả như sau:
Tiền lãi = 50 triệu đồng x 12%/12 tháng = 500.000 VND
Tiền gốc = 50 triệu đồng/12 tháng = 4.166.666 VND
Như vậy mỗi tháng bạn phải trả số tiền bằng nhau là 4.666.667 VND trong suốt kỳ hạn 12 tháng.
Tổng tiền lãi khách hàng phải trả cho kỳ hạn 12 tháng trên số nợ gốc 50 triệu đồng là 6 triệu đồng.
Dư nợ giảm dần là gì?
Dư nợ giảm dần là chỉ số dư nợ sẽ giảm dần theo thời gian sau khi người vay đã trả được một phần số tiền gốc vay ban đầu.
Ví dụ:
Giả sử bạn vay vốn ngân hàng 120 triệu đồng với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Nếu tính theo dư nợ giảm dần thì hàng tháng tiền lãi bạn phải trả trong suốt 11 tháng (trừ tháng đầu tiên) được tính như sau:
Tiền lãi trả hàng tháng = (120 triệu đồng – số tiền gốc đã trả) x Lãi suất cố định suốt kỳ hạn.
– Số tiền gốc phải trả hàng tháng là 10 triệu đồng/tháng.
– Số tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ tính trên dư nợ giảm dần như sau:
Tháng đầu tiên = 12%/12 x 120 triệu đồng = 1.200.000 VND
Tháng thứ 2 = 12%/12 x 110 triệu đồng = 1.100.000 VND
Tháng thứ 3 = 12%/12 x 100 triệu đồng = 1.000.000 VND
Tháng thứ 4 = 12%/12 x 90 triệu đồng = 900.000 VND
Tháng thứ 5 = 12%/12 x 80 triệu đồng = 800.000 VND
Tháng thứ 6 = 12%/12 x 70 triệu đồng = 700.000 VND
Tháng thứ 7 = 12%/12 x 60 triệu đồng = 600.000 VND
Tháng thứ 8 = 12%/12 x 50 triệu đồng = 500.000 VND
Tháng thứ 9 = 12%/12 x 40 triệu đồng = 400.000 VND
Tháng thứ 10 = 12%/12 x 30 triệu đồng = 300.000 VND
Tháng thứ 11 = 12%/12 x 20 triệu đồng = 200.000 VND
Tháng thứ 12 = 12%/12 x 10 triệu đồng = 100.000 VND
Tổng số tiền lãi phải trả cho số tiền gốc 120 triệu đồng với kỳ hạn 12 tháng là 7.800.000 VND.
3. Room tín dụng
Room tín dụng là gì?
Thuật ngữ room tín dụng được sử dụng rộng rãi trong ngân hàng được hiểu là "giới hạn cho vay của ngân hàng".
Ví dụ:
Ngân hàng A có vốn chủ sở hữu là 5000 tỷ thì room cho vay 1 khách hàng sẽ là 5000 * 15% = 750 tỷ. Đây chính là giới hạn cho 1 khách hàng được vay và khách hàng sẽ không thể vay trên 750 tỷ.
Trong trường hợp khách hàng muốn vay 1000 tỷ thì ngân hàng A sẽ phải "hợp vốn" với một số ngân hàng khác để có mức room nhiều hơn cho 1 khách hàng được vay.
II. Người dùng được và mất gì với tỷ giá hiện nay?
Giá USD trong ngân hàng và trên thị trường tự do cùng bớt nóng và lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt là cơ hội để duy trì mặt bằng lãi suất, nới hạn mức tín dụng.
Cầu giảm, cung tăng
Giá USD tại các NH thương mại được giao dịch quanh 24.608 đồng/USD mua vào, 24.858 đồng/USD bán ra - giảm 2 đồng/USD so với hôm trước. So với mức "đỉnh" trong thời gian qua, giá USD trong NH thương mại đã giảm khoảng 30 đồng/USD.
Tương tự, trên thị trường tự do, giá USD tiếp tục được duy trì dưới mốc 25.000 đồng/USD. Tại một số điểm thu đổi ngoại tệ, USD được giao dịch ở 24.930 đồng/USD mua vào, 24.990 đồng/USD bán ra.
Chuyên gia tài chính Trần Duy Phương xác nhận giá USD trong NH lẫn trên thị trường tự do những ngày qua đều hạ nhiệt trong bối cảnh nhu cầu giảm và nguồn cung dồi dào hơn. Đáng chú ý, trên thị trường vàng - vốn có mối liên hệ chặt chẽ với giá USD, biên độ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục thu hẹp. Giá vàng trang sức, vàng nhẫn 24K các loại hiện chỉ cao hơn thế giới khoảng 1,3 triệu đồng/lượng.
Nhiều chuyên gia nhận định chênh lệch giá vàng nguyên liệu 24K trong nước và thế giới thu hẹp đã góp phần hạn chế việc mua gom USD để nhập vàng qua đường biên mậu. Từ đó, sức ép lên giá USD tự do giảm, giúp tỉ giá hạ nhiệt đáng kể trong những ngày qua.
Nới hạn mức tín dụng?
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nhận định việc tỉ giá USD/VNĐ khoảng 2 tuần qua hạ nhiệt trong bối cảnh chỉ số đồng USD có dấu hiệu tạo đỉnh và đang giảm sẽ là cơ hội để lãi suất không tăng thêm. Diễn biến này cũng đồng thời tạo dư địa cho NH Nhà nước cân nhắc nới hạn mức (room) tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường dịp cuối năm.
TS Nguyễn Hữu Huân- Trường ĐH Kinh tế TP HCM, tỉ giá bớt "nóng" sẽ làm giảm sức ép tăng lãi suất cho vay lên nền kinh tế bởi lạm phát trong năm nay vẫn được kiểm soát tốt. Khi tỉ giá hạ nhiệt, NH Nhà nước thuận lợi hơn trong việc cân nhắc không tăng tiếp lãi suất điều hành dù FED tiếp tục dự kiến tăng lãi suất trong năm 2023.
Về phía DN, trong bối cảnh room tín dụng bị siết, việc tiếp cận vốn để duy trì sản xuất - kinh doanh và nhiều hoạt động khác gặp không ít khó khăn. Theo ghi nhận của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), DN hiện thiếu vốn cho cả việc duy trì sản xuất - kinh doanh, thu mua và chuẩn bị nguyên vật liệu cho giai đoạn sắp tới lẫn duy trì công ăn việc làm cho người lao động hiện tại. Dòng tiền của DN đã cạn kiệt sau hơn 2 năm chống chọi với dịch COVID-19 và nay càng eo hẹp hơn.
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, thông tin từ nay tới cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng, bởi nếu không có động thái chuẩn bị sớm thì nền kinh tế trong bối cảnh hiện tại sẽ rất khó khăn.
Nguồn: Tổng hợp
#nhadat #nhadathomes #laisuatthanoi #dunogoc #dunogiamdan #roomtindung #tygia #laisuat #tindung #duno