"Ôm bom BĐS" vì siết tín dụng:
Mua bất động sản với tính toán sử dụng đòn bẩy ngân hàng, trường hợp thê thảm nhất là kế hoạch hỗ trợ vốn của ngân hàng bị thay đổi đột ngột, trong khi tiền thì vẫn phải đóng cho chủ đầu tư theo tiến độ dự án. Trừ trường hợp muốn mua để ở, còn các trường hợp còn lại đều mong muốn lướt sóng ngắn hạn nhưng lại vô tình "thành cư dân".
Dù các nhà đầu tư đều đã chấp nhận giảm giá lỗ vốn nhưng thanh khoản vẫn rất chậm. Lí do là vì người không đủ tiền mặt có sẵn thì ngần ngại chưa dám mua vì sợ không vay ngân hàng được, còn người có sẵn tiền mặt thì vẫn đang chờ với hi vọng giá giảm thấp hơn.
Vì thế, nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng nhiều đòn bẩy, cân đối trong khả năng dòng tiền ổn định có thể đóng ngân hàng hàng tháng. Đồng thời, tăng khoản dự phòng trong trường hợp thu nhập bị sụt giảm đột ngột trong tình hình kinh tế khó khăn.
Tại Chỉ thị 13, về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.
Nguồn:
https://cafef.vn/thu-tuong-chi-dao-thao-go-kho-khan-cho-thi-truong-bds-thuc-hien-mua-ban-nha-dat-khong-dung-tien-mat-20220903065808493.chn
https://cafef.vn/nhieu-nha-dau-tu-khoc-rong-om-bom-bat-dong-san-sau-cu-soc-tin-dung-20220903082858936.chn