I. Tiền điện tử
1. Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử là một dạng tiền kỹ thuật số phi tập trung và nó đã tồn tại được hơn chục năm. Tiền điện tử được mã hóa để điều chỉnh việc tạo ra các đơn vị tiền tệ và qua đó xác minh việc chuyển tiền. Đặc tính ẩn danh, phân quyền cũng như tính bảo mật cao là một trong những lợi thế của tiền điện tử.
Tiền điện tử là loại tiền được tạo ra từ những bit số hay còn được gọi là tiền mã hóa. Loại tiền này chỉ được sử dụng duy nhất trên môi trường internet để thanh toán chi phí, đầu tư,…
Khi giao dịch, người tham gia phải đảm bảo được 3 yếu tố đó là:
ü Kết nối internet
ü Mạng máy tính
ü Phương tiện điện tử của tổ chức phát hành
Tiền điện tử được chia thành 3 loại chính như sau:
Tiền số pháp định
Là tiền điện tử đã được chính phủ công nhận. Đây là loại tiền rất phổ biến hiện nay và được lưu trữ trong ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Chủ sở hữu cũng có thể sử dụng tiền số pháp định để đổi sang tiền giấy truyền thống.
Tiền ảo (Virtual money)
Là loại tiền được phát hành và quản lý bởi các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền ảo không được chính phủ công nhận. Chúng thường được sử dụng dưới những hình thái như: Xu trong game, coin, token,… Mục đích là để mua, bán, trao đổi vật phẩm game, trade coin hoặc giao dịch trên các trang thương mại điện tử chấp thuận tiền ảo.
Tiền mã hóa (Cryptocurrency)
Đây là một nhánh của tiền ảo, điển hình là đồng bitcoin lừng danh. Tiền mã hóa dựa trên nền tảng blockchain nên không bị chi phối bởi chính phủ. Do hoạt động dưới hình thức ẩn danh nên tính bảo mật cao và không cần qua bên trung gian thứ 3.
2. Ưu, nhược điểm của tiền điện tử
Ưu điểm:
− Giao dịch nhanh chóng: Người sử dụng có thể nhận tiền và chuyển tiền mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng.
− Phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch của tiền điện tử hầu hết là miễn phí hoặc phí rất thấp.
− An toàn, bảo mật: Thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật một cách tốt nhất. Với công nghệ tiên tiến, việc gian lận sẽ được hạn chế và không phải phụ thuộc vào bên trung gian.
− Phát triển ngành thương mại điện tử: Sử dụng tiền điện tử để mua sắm trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay. Điều này đã thúc đẩy phát triển song song giữa tiền điện tử và thương mại điện tử.
− Minh bạch: Với công nghệ blockchain, mọi thông tin giao dịch đều được lưu trữ trong chuỗi khối. Do đó, 2 bên giao dịch hoàn toàn có thể xác minh và theo dõi tiền điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Nhược điểm:
− Khó dự đoán: Biên độ dao động giá của tiền điện tử là rất lớn. Điều này gây rủi ro cho người nắm giữ vì đồng tiền có thể rớt giá rất mạnh.
− Rủi ro xuất hiện tội phạm: Bởi vì hoạt động dưới trạng thái ẩn danh, nên tiền mã hóa rất khó kiểm soát. Tội phạm có thể sử dụng lợi thế này để thực hiện hành vi rửa tiền.
− Rủi ro hệ thống: Tiền điện tử, đặc biệt là tiền mã hóa sẽ gặp rủi ro bị biến mất nếu gặp trường hợp hư ổ cứng, mất dữ liệu, virus,… Người nắm giữ không thể khôi phục lại số tiền mã hóa đã mất.
3. Phương thức hoạt động
Tiền điện tử là một phần không thể thiếu trong Blockchain và công nghệ sổ cái, được xây dựng dựa trên các thuật toán đồng thuận tạo ra các khối mới. Bất kể ai muốn tham gia vào mạng ngang hàng P2P đều phải chấp nhận một khối để nó được đăng ký trong Blockchain.
Một số loại đồng thuận phổ biến nhất là:
Ø PoW – bằng chứng công việc
Ø PoA – bằng chứng quyền hạn
Ø PoS – bằng chứng cổ phần
Ø DPoS – bằng chứng cổ phần ủy quyền.
Mỗi khi các khối mới được tạo ra thì tiền điện tử được phát hành và được sử dụng để làm phần thưởng tạo động lực cho những người dùng Blockchain tham gia vào cơ chế đồng thuận và đóng khối. Điều này mang tính phân bổ sức mạnh xử lý, cổ phần và các nguồn lực khác nhằm tạo nên tính minh bạch đáng tin cậy của Blockchain trong việc xác minh các khối mới. Lý do này là điều kiện ra đời của Bitcoin để giải quyết tất cả vấn đề trên.
Khi đó, chủ sở hữu tiền điện tử có thể chuyển tài sản giữa các ví và địa chỉ của blockchain, có thể đổi thành tiền Fiat (tiền pháp định như VND, USD) hoặc tham gia giao dịch tiền điện tử.
II. Những điều cần biết khi tham gia thị trường:
1. Rủi ro
Tâm lý giao dịch:
Sự biến động với biên độ khủng khiếp như vậy sở dĩ là do thị trường tiền điện tử là một thị trường có vốn hóa nhỏ. Việc sở hữu vốn hóa nhỏ khiến thị trường dễ bị thao túng bởi các cá mập. Thêm vào đó, thị trường tiền điện tử chưa tồn tại đủ lâu để những người mới tham gia thị trường tiền số có đủ niềm tin sẽ dễ dẫn đến tình trạng hoảng loạn tột độ. Ngược lại, một bộ phận khác đã tham gia thị trường trước đó lại quá tự tin và có niềm tin bất diệt vào thị trường sẽ kích hoạt tâm lý kiêu căng và sau đó là tuyệt vọng khi giá giảm sâu.
Sự tự tin thái quá của các nhà đầu tư vào thị trường tiền điện tử khiến giá cả tăng không ngừng, việc này kích hoạt tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) của đám đông khiến giá tiếp tục tăng không bền vững. Và rồi, khi trạng thái mất cân bằng cung cầu xảy ra, các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo khiến giá tiền điện tử rơi tự do mà không có hề có lực mua đỡ lại.
Sàn giao dịch coin gặp vấn đề:
Việc lưu trữ coin trên sàn giao dịch chưa bao giờ là giải pháp an toàn cho người mới tham gia thị trường tiền điện tử. Lý do là sàn giao dịch có thể bị tấn công bất cứ lúc nào và tài sản của chúng ta có thể đe dọa.
Nạp rút coin:
Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng các ví Blockchain, các thao tác nạp coin vào sàn giao dịch hoặc rút coin từ sàn giao dịch ra ví có thể có sai sót. Nếu sai địa chỉ ví bạn sẽ mất tiền mà không thể lấy lại được.
Bị lừa đảo:
Những mức lợi nhuận của một số dự án đa cấp dựa hơi tiền điện tử hoàn toàn có thể khiến bạn mất trắng. Hoặc kẻ gian có thể lừa để lấy tiền của bạn bằng một số thủ đoạn khác như kích hoạt lòng tham bằng các phần thưởng giá trị để lừa bạn gửi tiền điện tử vào ví của chúng.
2. Những kiến thức cần biết
Kiến thức cơ bản
Điều này chắc chắn sẽ là thứ không thể thiếu, bất kể trong đầu tư hay trong cuộc sống thường ngày. Hãy trang bị cho mình những kiến thức tiền điện tử từ cơ bản cho tới nâng cao. Không cần quá vội vàng, thị trường vẫn còn đó và cho chúng ta những cơ hội.
Kiến thức về tâm lý khi tham gia thị trường
Thị trường tiền điện tử là một trong các thị trường thể hiện rõ nhất cảm xúc tham lam và sợ hãi của con người. Chúng ta hãy học cách suy nghĩ bình tình, kiên định không bị cuốn theo tâm lý đám đông.
Kiến thức về tìm kiếm thông tin các đồng coin
− Nếu bạn là người mới tham gia thị trường, bạn cảm thấy quá đơn độc khi phải đứng giữa một rừng thông tin thì hãy tìm kiếm cho mình một đội nhóm mà bạn có thể tin tưởng. Những đội nhóm này sẽ cung cấp thông tin cho bạn một cách rõ ràng. Tuy nhiên đây không hẳn sẽ là các thông tin giá trị, chúng ta cần tỉnh táo sàng lọc thông tin.
− Nếu chăm chỉ mày mò, các bạn có thể tự tìm kiếm thông tin trên Twitter, Telegram của đội ngũ phát triển các dự án tiền điện tử, nghiên cứu Whitepaper của các dự án thông qua website chính thức.
− Coin market cap cũng là một trong những công cụ hữu hiệu giúp bạn tìm kiếm các đồng coin đang ở trend nào. Từ khóa Trend rất quan trọng trong đầu tư tiền điện tử. Những đồng coin theo trend thường sẽ tăng rất nhanh chóng. Chúng ta cần biết một đồng coin thuộc hệ sinh thái nào (Ethereum, Defi, Polkadot Ecosystem,Binance Smart Chain,…) và hệ nào đang là trend và sẽ phân bổ vốn vào các coin top trong hệ đó.
Kỹ thuật cơ bản và những công cụ cần thiết
− Để có thể nạp rút hay chuyển tiền trong mạng lưới Blockchain, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng sử dụng ví blockchain. Các loại ví phổ biến hiện nay là ví Trust, ví Metamask, ví MyetherWallet,…
− Để có thể mua bán hay còn gọi là giao dịch tiền mã hóa, bạn cần mở tài khoản tại các sàn giao dịch như Binance, Okex, Huobi,….Sau khi mở tài khoản, các bạn phải tiến hành xác minh danh tính và cài đặt các phương thức bảo mật để có thể hoạt động trên sàn một cách an toàn hơn.
− Ngoài các sàn giao dịch coin truyền thống, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các ứng dụng Dapps ví dụ như các sàn cho phép bạn swap, stake, cung cấp thanh khoản các đồng coin. Điển hình là các sàn như Uniswap, Shushiswap, Pancakeswap,…
− Học kỹ năng phân tích kỹ thuật cơ bản theo hành động giá hoặc sử dụng các indicators đơn giản như RSI, MACD,Boligerband,…kết hợp với việc tìm kiếm thông tin về các đồng coin (phân tích cơ bản) sẽ giúp bạn tránh được tối ra những rủi ro khi bạn là người mới tham gia thị trường tiền điện tử.
3. Các phương pháp đầu tư coin có lời
Tham gia thị trường bằng hình thức hodl coin
Hodl coin hay hold coin là một trong những phương pháp an toàn và có ROI cao nhất trong đầu tư tiền ảo. Đây là một hình thức lưu trữ một hoặc nhiều đồng coin tiềm năng trong dài hạn để ăn những con sóng lớn của thị trường.
Để có thể hodl coin, bạn cần phải có niềm tin vào đồng coin mà bạn chọn và có một tâm lý vững vàng. Tuy nhiên, để có được niềm tin đó chúng ta cần bỏ thời gian nghiên cữu thật kỹ thông tin về dự án đó. Từ công nghệ, cộng đồng cho tới đội ngũ phát triển,….Đây chính là cách mà bạn vận dụng kiến thức phân tích cơ bản về đồng dự án tiền điện tử mà đã được nhắc đến ở trên.
Lưu ý:
− Thời gian release sau khi unstake: Cần xem kỹ điều khoản khi stake, chủ yếu đối với CEX staking và Foundation Staking, vì thời gian release token sau khi unstake có thể lên đến 2 tuần và có thể cần sử dụng nó cho mục đích khác.
− Rug pull: Đây là hình thức rất phổ biến khi tham gia Farming các cặp token có thanh khoản kém. Họ sẽ bơm thanh khoản vào pool để dụ “cá con” vào cung cấp thanh khoản, sau đó thực hiện rút thanh khoản với số lượng lớn và đột ngột khiến giá token sập.
− Bị hack hoặc Lỗi smart contract: Các dự án DeFi đều hoạt động trên Smart Contract, chính vì thế sẽ có những lỗ hổng khiến hacker tấn công để chiếm đoạt tiền từ Protocol. Mọi người nên chọn những dự án DeFi có Total Value Lock lớn, đã hoàn thành Audit.
Tham gia thị trường bằng hình thức trade coin
Hình thức trade coin cũng giống hodl coin, chỉ khác nhau ở mục tiêu thời gian của nhà đầu tư mà thôi. Nếu như hodl coin chúng ta giữ một đồng coin trong vài tháng cho tới một năm thì với trade coin các nhà đầu tư chỉ mua bán trong ngày hoặc lâu nhất là vài ngày.
Hiện tại, phương pháp đầu tư trade coin đã trở lên rất phổ biến với nhiều hình thức khác nhau như trade margin, hợp đồng tương lai (perpeptual contract),….Đây là các hình thức sử dụng đòn bảy tài chính nhằm giao dịch Bitcoin, Ethereum và altcoin khác với số vốn nhỏ để tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên nếu bạn là người mới tham gia thị trường tiền điện tử thì không nên sử dụng phương pháp trade coin sử dụng đòn bẩy tài chính. Trừ khi bạn đã trang bị cho mình kỹ năng phân tích kỹ thuật vững vàng và một tâm lý giao dịch với sự kỷ luật tuyệt đối kèm theo kỹ năng quản lý vốn để hạn chế tối đa rủi ro cho tài khoản margin.
Lưu ý:
Trade coin phù hợp với những nhà đầu tư ngắn hạn và không có niềm tin quá nhiều vào sự tăng trưởng của thị trường tiền điện tử. Những nhà đầu tư này hoàn toàn có thể bán khống (short) nhằm tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường bị phe gấu kiểm soát (downtrend).
4. Những sai lầm của người mới
Ø Quá vội vàng cứ nghĩ mua là phải có lời luôn:
Thực tế thì rất khó để chúng ta vừa mua mà đã có lời trừ khi mua đúng thời điểm và đúng vùng cầu của thị trường. Vậy nên, chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi thị trường, không nên quá nóng vội để rồi dẫn đến những quyết định sai lầm.
Ø GREED (quá tham lam) khi thị trường tăng, FEAR (sợ hãi) khi thị trường giảm:
Điều này khiến bạn dễ mua đỉnh bán đáy.
Trade coin sử dụng đòn bảy quá cao mà chưa hiểu về những rủi ro và phương pháp quản lý vốn dẫn đến cháy tài khoản.
Ø Bị lùa gà:
Hãy cẩn trọng với các nhóm tín hiệu trade và báo kèo, rất có thể bạn đang bị lùa gà. Các cộng đồng không uy tín thường tìm cách kết nạp các thành viên (những người mới tham gia thị trường tiền điện tử) nhằm giúp họ đẩy giá các đồng coin rác và những nhóm này sẽ trục lợi từ chính bạn.
III. Thị trường tiền điện tử hiện nay
1. Tình trạng hỗn loạn của tiền điện tử
Có vẻ như tình trạng hỗn loạn của tiền điện tử vẫn chưa kết thúc.
Giống như sự sụp đổ của Terra và Luna trong mùa hè đang dần chìm vào quên lãng, làm dấy lên những lo ngại mới về sự ổn định tài chính của một công ty lớn khác trong ngành: Alameda Research.
Alameda là công ty giao dịch của Sam Bankman-Fried (hay gọi tắt là “SBF”), người đã thành lập sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 7 trên thế giới, FTX.
Ø Vào ngày 02/11, một bài viết của CoinDesk đã nhấn mạnh rằng phần lớn trong bảng cân đối kế toán trị giá US$14.6 tỷ tại Alameda Research chủ yếu bao gồm các token FTT do FTX phát hành.
Nói cách khác, bảng cân đối kế toán của Alameda có thể không mạnh như một số người nghĩ, được hỗ trợ bởi các token được tạo ra từ công ty chị em của nó, trong bối cảnh suy đoán ngày càng cao về việc Alameda/FTX thậm chí có thể thực sự vỡ nợ.
Ø Sau khi bài viết đó được xuất bản, sau đó nhập vào một đồng tiền điện tử nặng ký khác.
Giám đốc điều hành của Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, sau đó đã tweet rằng họ sẽ bán khoảng US$ 530 triệu số token FTT còn lại mà Binance nắm giữ. Giám đốc điều hành Binance Zhao “CZ” Changpeng cũng đã tweet rằng động thái này cũng xuất phát từ việc “học hỏi từ LUNA”.
2. Tâm lý thị trường
Những tin đồn về một cuộc “chiến đấu” công khai giữa CZ và SBF đã không giúp ích cho tâm lý, mặc dù công bằng mà nói, CZ đã tweet ngày hôm nay rằng ông ấy dành sức lực của mình để “xây dựng chứ không phải chiến đấu”.
SBF cũng đã tìm cách làm rõ vấn đề, tweet như sau:
“FTX ổn”
FTX “có đủ để trang trải tất cả các khoản nắm giữ của khách hàng”
FTX có “ >$1 tỷ tiền thừa”
Ø Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cản những người tham gia thị trường bán/rút tiền trước, trong khi chờ cơn bão tan đi.
Các tiêu đề khác xung quanh những người chơi tiền điện tử lớn cũng đã thêm vào tâm lý ảm đạm:
Ø Riot Blockchain, một công ty khai thác Bitcoin lớn, đã công bố doanh thu quý 3 giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời lỗ hơn gấp đôi lên US$36.6 triệu so với cùng kỳ năm 2021.
Ø Một công ty khai thác Bitcoin khác, Core Scientific, gần đây đã cảnh báo rằng nó có thể cạn kiệt tiền mặt vào cuối năm 2022 và có thể yêu cầu bảo hộ phá sản.
Rõ ràng, việc bán tháo đang diễn ra cho thấy mức tăng gần đây trong các đồng tiền điện tử lớn đã được xây dựng trên nền tảng không ổn định, ngay cả khi ngành này tiếp tục đưa ra các tiêu đề gây lo lắng.
Ngoài ra, tâm lý thị trường rộng hơn không có lợi cho các tài sản rủi ro hơn trong việc phục hồi bền vững.
Rốt cuộc, chứng khoán đã bị cản trở bởi những lo ngại dai dẳng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất nhiều hơn trong khi lạm phát của Mỹ vẫn tiếp tục tăng cao.
Và miễn là thế giới tiền điện tử phải vật lộn để giảm bớt các mối quan tâm về ngành cụ thể, bao gồm cả tình hình tài chính thực sự của những người chơi lớn của nó, thì giá tiền điện tử sẽ có một thời gian khó khăn khi vượt qua mùa đông tiền điện tử đang diễn ra.
Nguồn:
https://www.dnse.com.vn/hoc/tien-dien-tu-la-gi
https://dolazo.net/huong-dan-tham-gia-thi-truong-tien-dien-tu/
https://coin98.net/hodl-la-gi
#nhadat #nhadathomes #tiendientu #crypto #Blockchain #Bitcoin #taisanso #cryptocurrency #BTC #coin